PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KINH MÔN
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHỤ
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG  1: TRUYỆN CỔ AN-ĐEC-XEN

             Có những tác phẩm cổ điển mà bất cứ ai đọc qua đều không thể quên, bởi ý nghĩa cũng như sức tác động của nó trong tâm trí người đọc. Truyện cổ Andecxen là một trong những chuyện cổ như thế.

            Những truyện của Anđecxen mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là khát vọng sống, là niềm yêu thương con người và cuộc sống, là sự khẳng định, tôn vinh tình yêu, nghị lực, lòng dũng cảm…Chính vì thế nó dễ đọc và được yêu thích.

            Hai trăm năm cũng đủ dài để loài người nhận ra rằng Andersen không chỉ là một nhà văn của trẻ thơ: ẩn chứa đằng sau mỗi câu chuyện cổ tích dành cho con trẻ của ông là một câu chuyện ngụ ngôn viết cho người lớn, những câu chuyện ngụ ngôn làm thức tỉnh con người, truyền cho họ niềm tin và sức mạnh…Có lẽ sẽ không là cường điệu khi nói rằng chính những câu chuyện cổ tích dành cho người lớn của Andersen đã góp phần đưa nhân loại vượt qua hai thế kỷ đầy biến động…Hãy yêu quý và tôn trọng trẻ em, hãy nuôi dưỡng sự hồn nhiên và lòng nhân ái, hãy yêu và nhìn thế giới này bằng trái tim và đôi mắt trẻ thơ…Đó chính là thông điệp mà Andersen cùng những câu chuyện cổ tích của mình muốn gửi đến cho nhân loại…

         Hãy cùng thưởng thức những câu chuyện cổ tích rất đời thực này. Dù bạn ở lứa tuổi nào, những câu chuyện vẫn mang đến cho tâm hồn bạn đến những thông điệp đẹp đẽ. Truyện cổ tích thường là tiếng nói nhân đạo, đồng thời còn thể hiện ước mơ, mong muốn của nhân dân. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng đọc truyện ” Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn “,” Lọ Lem “,hay ” Tấm Cám ” và trong đó nàng Bạch Tuyết xinh đẹp, nàng Lọ Lem may mắn và cô Tấm thảo hiền tất cả đều có một kết cục hợp lòng người và có hậu.Nhưng giữa cuộc đời này không phải câu chuyện nào cũng có kết thúc có hậu như vậy. Nhưng mang lại hạnh phúc cuối cùng cho nhân vật chính lại là một đặc điểm của truyện cổ tích mà ta không thể phủ nhận. Nhưng khi đọc truyện “Cô bé bán diêm” thì ta lại thấy một bi kịch. Đọc truyện của Andersen lại tạo cho ta có một sự khôn nguôi, nghẹn ngào khó tả, để lại những nghĩ suy, suy ngẫm và chính vì thế truyện của ông được người đọc đưa lên một tầm cao mới . Gấp trang sách lại nhưng vẫn miên man suy nghĩ, nghĩ về cuộc sống cuộc đời về đạo lý về niềm tin, và cũng từ trang sách của ông mà ý nghĩa của hạnh phúc càng được nhân đôi , người đọc sẽ cảm thấy quý hơn và trân trọng hơn những gì mình có …..Tuy vậy truyện cổ của ông có một điểm rất chung khi so sánh với những truyện cổ tích có hậu , đó là ” mở ra một thế giới huyền ảo với những giấc mơ bất tận “. Cổ tích vốn là mơ và truyện cổ Andersen ko nằm ngoài điều đó.

          Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua biết bao tuổi thơ của con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ trong “Cô bé bán diêm” cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người.

       Trong mùa đông giá rét năm ấy, có một cô bé mồ côi đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Em không dám về nhà vì nếu chưa bán được diêm, em sẽ bị cha đánh. Trong đêm giao thừa, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. Một cô bé đáng thương vừa thiếu đi hơi ấm của ngọn lửa vừa thiếu đi hơi ấm của tình người.

         Và… Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

         Em bé quẹt cả số diêm còn lại chính là để cố bám lấy những ước mơ đó. Trong khi chúng ta có đầy đủ những thứ đó thì cô bé bán diêm của An-đec-xen lại thiếu tất cả. Ngay cả giấc mơ đẹp nhất em cũng chỉ được thấy khi đã hấp hối.

Chúng ta càng trân trọng những ước mơ đó của em bao nhiêu lại càng đau đớn bấy nhiêu trước cái chết vô cùng thương tâm của em. Dẫu tác giả có tả em bé chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng, đôi môi đang mỉm cười, thì nỗi đau trong ta vẫn không thuyên giảm, mà thậm chí cứ nhắm mắt lại thì hình ảnh ấy lại càng day dứt hơn.

          Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao người đọc trên khắp thế gian này, niềm đau thương vô hạn, như luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Và đó cũng chính là tấm lòng nhân hậu tràn đầy của An-đec-xen.

            Càng xót xa, thương cảm, ta lại càng nghĩ nhiều hơn về chúng ta hôm nay, khi được vui cười, nô đùa tung tăng, học hành dưới mái trường rực sắc ngói trẻ thơ; được sống ấm êm trong tình yêu thương, trong vòng tay và sự che chở của cha mẹ, sự dìu dắt, dạy dỗ của thầy cô. Vậy, các bạn học sinh, tại sao chúng ta lại không ra sức phấn đấu học giỏi và chăm ngoan hơn nữa? Có lẽ chúng ta vẫn đang còn hạnh phúc hơn rất nhiều mảnh đời bất hạnh trên thế gian này. Đừng để cho những ánh lửa từ những que diêm của cô bé trong đêm mùa đông năm ấy lóe sáng lên rồi lại vụt tắt, bởi chính chúng ta, hôm nay và mai sau sẽ là những người thắp sáng hơn nữa những ước mơ…cho thế giới này không còn bất hạnh, khổ đau mà ngập tràn hạnh phúc, bình an!

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách ... Cập nhật lúc : 14 giờ 31 phút - Ngày 8 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
THÔNG BÁO Kết luận kiểm tra nội bộ tháng 11 năm 2023 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC AN PHỤ Căn cứ Quyết định số 100/QĐ- THAP, ngày 01/11/2023 của Hiệu trưởng Trường tiểu học An Phụ về việc ... Cập nhật lúc : 9 giờ 59 phút - Ngày 6 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Trường TH An Phụ tổ chức phong trào thi “Trang trí lớp học ”. thi "văn Nghệ" các lớp để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Năm học 2023 - 2024 tại Trường Tiểu học An Phụ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 28 phút - Ngày 16 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2023 – 2024, với mục tiêu: Động viên khích lệ các em học sinh tích cực trong học tập và tu dưỡng năng lực, phẩm chất, đồng thời rèn kĩ năng sống, kĩ năng ... Cập nhật lúc : 10 giờ 2 phút - Ngày 9 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
An toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông cho học sinh, BGH Trường tiểu học An Phụ đã chỉ đạo thực hiện “Cổng trường An toàn giao thông" tại cổng trường hai khu. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 51 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Enricô Bôttini là một cậu bé người Ý, một chú bé không quá nổi trội hay đặc biệt so với các bạn bè cùng trang lứa, bố cậu là nhà báo và cậu có một gia đình tuyệt vời, cuộc sống ... Cập nhật lúc : 7 giờ 51 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là nét đẹp trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý, ch ... Cập nhật lúc : 14 giờ 42 phút - Ngày 6 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Một mùa Trung thu nữa lại đến, tạm biệt mùa hè tiết trời đang dần mát dịu hơn cho đêm hội trăng rằm tháng 8 thêm sôi động, náo nhiệt. Chúc các bạn học sinh trường Tiểu học An Phụ có nhiều sứ ... Cập nhật lúc : 11 giờ 52 phút - Ngày 1 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Tiểu thuyết ''Cuốn theo chiều gió '' là cuốn tiểu thuyết duy nhất của nữ tác giả Magơrit Mitchel. Đây là một kiệt tác đáng tự hào của bà. Lấy bối cảnh từ cuộc nội chiến vô cùng ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Thực hiện Quyết định số 1676/QĐ – UBND ngày 11/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2023 – 2024 ; Công văn số 460/PGDĐT ngày 1/8/2023 của phòng GD&ĐT ... Cập nhật lúc : 9 giờ 45 phút - Ngày 27 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề lịch sử địa phương 2
Chuyên đề lịch sử địa phương 4
Thông tư 17 tiểu học (22/8/2020)
Hướng dẫn truy cập tài liệu Victoria
Giới thiệu sách Tiếng Anh lớp 2
Tài liệu tập huấn SGK môn Giáo dục thể chất 3
Đề thi toán giữa học kì I năm học 2019 - 2020
Đề thi toán 5 giữa kì I năm học 2019-2020
Đề thi Tiếng Việt khối 5 giữa kì I năm học 2019-2020
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 giữa kì I năm học 2029-2020
Đề kiểm tra năng lực giáo viên giỏi 2020 - 2021
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ năm 2023 - 2024
Quy chế làm việc trường tiểu học An Phụ năm 2023 - 2024
Quy tắc học sinh ứng xử văn hóa năm 2023 - 2024
Quyết định thành lập tổ chuyên môn 2023 - 2024
Quy chế dân chủ trong nhà trường năm 2023 - 2024
Kế hoạch năm học 2023-2024
Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện 2023 - 2024
Kế hoạch trường năm học 2023-2024
Quyết định kiểm tra giữa học kì II năm 2022-2023
Quyết định kiểm tra giữa học kì I năm 2022-2023
Quyết định kiểm tra cuối học kì I năm 2022-2023
Kế hoạch kiểm tra cuối học kì I năm 2022-2023
Kế hoạch kiểm tra giữa học kì I năm 2022-2023
Danh mục lựa chọn SGK lớp 4 năm học 2023-2024
Biên bản của HĐ nhà trường về lựa chọn SGK lớp 4
12345678